(84) 24.36280280/6550; 6551 isd@neu.edu.vn

Thư mời Toạ đàm chuyên đề “Di cư nội địa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề hiện nay và hàm ý chính sách”

Kính gửi Quý vị!

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam trân trọng kính mời Quý vị tới tham dự và phát biểu tại tọa đàm chuyên đề “Di cư nội địa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề hiện nay và hàm ý chính sách” theo chương trình gửi kèm.

Thời gian: 09:00 – 11:30, sáng thứ Ba, ngày 24 tháng 9 năm 2024

Địa điểm: Phòng G, Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 207 Giải Phóng, Hà Nội

Qua Zoom: https://undp.zoom.us/j/83633728410 (Meeting ID: 836 3372 8410; Passcode: 058499)

Mục đích của tọa đàm là chia sẻ và thảo luận kết quả nghiên cứu nêu trên do Viện Phát triển Bền vững (thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và UNDP tại Việt Nam phối hợp thực hiện trong thời gian vừa qua, với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) thông qua Chương trình nghiên cứu Hiệu quả quản trị và hành chính công ở Việt Nam (PAPI).

Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có quy mô công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra rộng khắp nhưng có sự khác biệt về không gian nên tạo ra những vùng với sức “hút” và “đẩy” di cư khác nhau, dẫn tới những thách thức trong quản trị di cư nội vùng tại hai vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Nghiên cứu đã được thực hiện ở 9 tỉnh, thành phố, trong đó bốn địa phương gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Nam Định thuộc đồng bằng sông Hồng; bốn địa phương gồm Cần Thơ, Long An, An Giang và Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long; và, Bình Dương thuộc Đông Nam Bộ, cũng là tỉnh tiếp nhận nhiều người di cư từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cuộc tọa đàm sẽ cung cấp nhiều góc nhìn có chiều sâu vào ba chiều cạnh liên quan đến di cư nội địa ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long: (i) những động lực thúc đẩy di cư nội địa; (ii) những thách thức đối với người di cư gặp đời sống, tiếp cận dịch vụ công và an sinh xã hội; và (iii) những cơ hội để đảm bảo quyền được công nhận, bảo vệ và hòa nhập của người di cư. Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia cũng sẽ trao đổi một số hàm ý chính sách và gợi ý một số biện pháp góp phần bảo đảm tính bao trùm trong quản trị di cư nội địa ở hai vùng đồng bằng.

Vui lòng đăng ký tham dự qua đường dẫn https://forms.gle/yCCLgdDUUg14FggQ9 đến 17h chiều ngày 23/9/2024. Mọi thông tin chi tiết về tọa đàm, vui lòng liên hệ với cô Phạm Thị Minh Thảo theo địa chỉ email pminhthaoneu@gmail.com hoặc ĐT: 0914253579

Chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp và lắng nghe ý kiến của Quý vị tại tọa đàm.

Chúng tôi hân hạnh đón tiếp và lắng nghe ý kiến của Quý vị tại tọa đàm.

Thư mời và chương trình. VN