(84) 24.36280280/6550; 6551 isd@neu.edu.vn

Toạ đàm khoa học: General equilibrium impact evaluation of food top-up induced by households’renewable power self-supply in 141 regions

Chiều ngày 16/11/2022, tại Viện Phát triển bền vững, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, đã diễn ra Tọa đàm khoa học với tựa đề: General equilibrium impact evaluation of food top-up induced by households’ renewable power self-supply in 141 regions”. Đây là sự kiện thường kỳ nằm trong chuỗi hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Chương trình Tiến sĩ bằng tiếng Anh (E-PHD)

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tham dự buổi tọa đàm, về phía diễn giả khách mời có TS. Nông Ngọc Duycông tác tại Viện Nghiên cứu quốc gia của Úc (CSIRO). Về phía ban chuyên môn Chương trình E-PHD có PGS.TS. Lê Quang Cảnh, Phó Viện trưởng, PGS.TS. Bạch Ngọc Thắng- Viện Phát triển bền vững, TS.Lương Thái Bảo – Viện Ngân hàng Tài chính, TS. Đinh Lê Hải Hà, Phó Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh doanh quốc tế, PGS.TS Nguyễn Vũ Hùng, Viện Thương mại và Kinh doanh quốc tế, các nghiên cứu sinh của E-PHD và các đại biểu có quan tâm tham dự.

Trình bày tại buổi tọa đàm, TS Nông Ngọc Duy đề cập đến nghiên cứu “Đánh giá tác động cân bằng chung của lượng lương thực tiêu thụ do tự cung cấp năng lượng tái tạo của các hộ gia đình ở 141 khu vực

Nông Ngọc Duy trình bày nghiên cứu tại Toạ đàm

Bài báo này TS sử dụng mô hình kinh tế cân bằng tổng thể có thể tính toán được trên toàn cầu (GTAP-E-PowerS) để xem xét tác động đối với nền kinh tế thế giới nếu các hộ gia đình ở mọi quốc gia tự cung cấp điện để đáp ứng 30–100% nhu cầu dân cư, với việc tiết kiệm tiền sau đó được chuyển sang tiêu thụ nhiều thức ăn hơn. Kết quả cho thấy lĩnh vực phát điện giảm mức sản lượng 14% –42% ở các quốc gia khác nhau nếu các hộ gia đình tự cung cấp 100%. Các ngành khai thác than bị ảnh hưởng bất lợi ở nhiều quốc gia với mức giảm 9% –28% (6.086- 18.935 triệu USD) ở Hoa Kỳ và 4% –13% (2.505– 8.143 triệu USD) ở Úc. Các kết quả cải thiện đối với môi trường thế giới được tìm thấy với việc giảm mức phát thải CO2e 2,24% –7,38% (hoặc tương đương 924–3.042 MtCO2). Các ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm mở rộng đáng kể ở nhiều quốc gia nhưng cũng gây ra sự gia tăng lớn về giá đất, đặc biệt là ở các quốc gia khan hiếm đất ở Trung Đông, Châu Âu, Nhật Bản và Đài Loan. Kết quả cũng cho thấy an ninh lương thực và năng lượng tự cung tự cấp được cải thiện cùng với lợi ích về môi trường từ mức phát thải thấp hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng bị ảnh hưởng bất lợi và những quốc gia phụ thuộc nhiều vào hoạt động khai thác và khai thác nhiên liệu hóa thạch sẽ bị giảm đáng kể trong GDP thực tế.

Nhiều nội dung tại buổi tọa đàm này cũng đã được diễn giả cùng các đại biểu, nghiên cứu sinh E-PHD tham gia thảo luận trong bầu không khí khá cởi mở và sôi nổi.

Buổi tọa đàm khoa học này là một trong các hoạt động thường kỳ thuộc chương trình đào tạo Tiến sĩ bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm qua. Mục tiêu của chuỗi tọa đàm là hướng đến các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trẻ, và giảng viên quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, kinh doanh, quản lý và các lĩnh vực liên ngành khác trong khoa học xã hội. Chuỗi tọa đàm này là nền tảng cho giảng viên và các nhà nghiên cứu trao đổi ý tưởng, kết nối và cộng tác nghiên cứu.

Một số hình ảnh tại Tọa đàm

 

Ảnh và bài: Viện PTBV