Toạ đàm khoa học: Yield Difference between Aman and Boro Rice in Bangladesh
Vào chiều ngày thứ ba 29/08/2023 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương trình Đào tạo Tiến sỹ bằng Tiếng Anh (E-PhD) đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề „Yield Difference between Aman and Boro Rice in Bangladesh”
Quang cảnh buổi tọa đàm
Tham gia buổi toạ đàm về phía khách mời: có Giáo sư Tadashi Sonoda, Trường Cao học Kinh tế, Đại học Nagoya, Nhật Bản. Về phía ban chuyên môn Chương trình E-PHD có PGS.TS. Lê Quang Cảnh – Thường trực Ban Chuyên môn; các thành viên của Ban Chuyên môn: PGS.TS. Bạch Ngọc Thắng – Viện PTBV và các nghiên cứu sinh của chương trình tiếng Anh và tiếng Việt, cùng các đại biểu có quan tâm tham dự.
PGS.TS. Bạch Ngọc Thắng điều phối tọa đàm
Mở đầu buổi Toạ đàm PGS.TS Bạch Ngọc Thắng chào mừng và cảm ơn khách mời, các Thầy Cô và các NCS đang học chương trình tiến sĩ và những người có quan tâm đã tham dự buổi Toạ đàm. Và giới thiệu về diễn giả cũng như vấn đề sẽ được trao đổi tại toạ đàm.
Tiếp sau đó là phần trình bày của diễn giả khách mời Giáo sư Tadashi Sonoda. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm phân tích thực nghiệm các mô hình hộ nông nghiệp và phân tích năng suất của các hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất ở các nước châu Á.
GS Tadashi Sonoda chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu
Tại buổi toạ đàm, GS Tadashi Sonoda chia sẻ về nghiên cứu „Sự khác biệt về năng suất giữa lúa Aman và lúa Boro ở Bangladesh”. Nghiên cứu này của giáo sư sử dụng dữ liệu bảng trên 2450 lô trồng lúa aman và lúa boro ở Bangladesh trong năm 2013/2014 và ước tính mô hình đường biên sản xuất ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng được sử dụng để đánh giá biên giới sản xuất xác định (DPF) đối với lúa aman và lúa boro, phân tích tỷ lệ năng suất trung bình của lúa aman và lúa boro, đồng thời kiểm tra các yếu tố giải thích sự khác biệt về năng suất.
Giả sử một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên thực sự cho các điều khoản kém hiệu quả và nhiễu loạn, tỷ lệ năng suất trung bình của gạo aman và gạo boro được phân tách thành một hằng số biểu thị các giá trị chặn khác nhau của DPF (thành phần đầu tiên) và tỷ lệ DPF trung bình biểu thị việc sử dụng khác nhau của yếu tố đầu vào và chuyển dịch (bao gồm nguồn nước và giống lúa) (hợp phần thứ hai).
Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DPF trung bình của gạo boro so với DPF trung bình của gạo aman là 1,51 (DPF trung bình cao hơn 51% đối với gạo boro) và thành phần thứ nhất và thứ hai ở trên được đánh giá ở mức 1,35 và 1,12. Hơn nữa, khi thành phần thứ hai được phân tách thành các chỉ số sử dụng đầu vào, nguồn nước và giống lúa, chúng được đánh giá lần lượt là 1,09, 0,99 và 1,04, hàm ý rằng việc sử dụng đầu vào quan trọng hơn nguồn nước hoặc giống lúa trong việc giải thích DPF. sự khác biệt.
Sau nội dung chia sẻ của diễn giả, các đại biểu, các nghiên cứu sinh đã tham gia phát biểu, thảo luận rất cởi mở.
PGS.TS. Lê Quang Cảnh tặng quà cảm ơn GS Tadashi Sonoda
Kết thúc buổi toạ đàm, thay mặt chương trình Đào tạo Tiến sĩ bằng Tiếng Anh, PGS.TS Lê Quang Cảnh gửi lời cảm ơn tới diễn giả đã dành thời gian đến trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm về nghiên cứu và công bố quốc tế của mình. Buổi toạ đàm đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các NCS và đại biểu quan tâm.
Buổi tọa đàm khoa học này là hoạt động thường kỳ nằm trong chuỗi các buổi tọa đàm thuộc chương trình đào tạo Tiến sĩ bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm qua. Mục tiêu của chuỗi tọa đàm là hướng đến các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trẻ, và giảng viên quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, kinh doanh, quản lý và các lĩnh vực liên ngành khác trong khoa học xã hội. Chuỗi tọa đàm này là nền tảng cho giảng viên và các nhà nghiên cứu trao đổi ý tưởng, kết nối và cộng tác nghiên cứu.
Bài và Ảnh: Viện phát triển bền vững